Nhu cầu tập luyện thể dục, thể thao ngày càng phát triển, đặc biệt là đối với giới trẻ. Con người vận động ít, nhất là dân công sở với nguy cơ béo phì, các bệnh xương khớp. Thì con người ngày càng có nhu cầu tìm đến phòng tập. Chính vì vậy, các phòng tập Gym đang mọc lên ngày càng nhiều. Đồng thời được xem là một trong số các xu hướng kinh doanh nổi bật nhất. Việc mọc lên ồ ạt sẽ dẫn đến sự thất bại. GymIcon sẽ chỉ ra 10 sai lầm trong kinh doanh phòng tập thể hình thường gặp tại Việt Nam.

Rất nhiều phòng tập Gym đang thu hút rất nhiều khách hàng ở thời điểm hiện nay. Tuy nhiên một số phòng tập Gym lại vắng khách và phải đóng cửa chỉ sau một vài tháng. Kinh doanh phòng gym thua lỗ vì không có định hướng kinh doanh đúng đắn. Dưới đây MBH sẽ liệt kê những sai lầm mà các chủ phòng gym thường mắc phải khi kinh doanh. Nhằm khắc phục và thu lại được nhiều lợi nhuận nhiều nhất.
1. Sai lầm trong tư tưởng kinh doanh phòng tập
Thực ra kinh doanh phòng tập tại thị trường Việt Nam mới khởi sinh cách đây khoảng hơn 10 năm. Khi ta nhìn nhận con số trực quan như vậy thì mức độ chuyên nghiệp tại thị trường kinh doanh phòng tập tại Việt Nam mới bước vào một giai đoạn mới – giai đoạn đầu tư chuyên sâu. Tuy nhiên, tại thời điểm này bạn bắt tay vào kinh doanh ngành đặc thù này, nếu bạn không hiểu rõ thị trường đang trong giai đoạn nào. Chúng ta cần chuẩn bị những yếu tố chủ chốt nào thì việc kinh doanh phát triển phòng tập GYM của bạn sẽ trở thành một đường như sẽ hiện hữu ngay.
2. Chọn sai vị trí mở phòng tập
Bạn đang sở hữu hoặc sẵn sàng có một hợp đồng thuê mặt bằng để hướng tới việc kinh doanh phòng tập GYM, nhưng địa điểm đó có thực sự tốt hay không, lượng học viên có như dự tính của bạn? Chúng ta cần đánh giá vấn đề mặt bằng như thế nào trước khi khởi doanh phòng tập?
Nghiên cứu lượng khách hàng tiềm năng trong bán kính nhất định, và phân tích thu nhập của dữ liệu bạn thu thập được sẽ là vấn đề tiên quyết cho việc khởi doanh phòng tập Gym.
3. Trong phòng tập GYM vấn đề quan trọng nhất là máy tập?
Theo kinh doanh theo tư tưởng truyền thống thì vấn đề về việc mua sắm máy móc phục vụ cho vấn đề tập luyện sẽ chiếm tuyệt đối để thành công trong kinh doanh phòng GYM. Nhưng điều đó trong thị trường kinh doanh hiện đại chỉ chiếm 20% trong chiến lược kinh doanh tổng quát. Trước khi quyết định đầu tư máy thì hãy phân tích đối thủ đó chính là người thầy kinh doanh tốt nhất của bạn. Điều đó sẽ giúp bạn đầu tư máy tập hợp lý nhất. Hơn thế nữa bạn nên có chiến lược giá rõ ràng cho khách hàng mục tiêu của bạn.
4. Tài sản quan trọng nhất trong phòng tập là gì?
Xin thưa chắc chắn đó là nhân viên của bạn, đó là: HLV chuyên môn, PT, Đội ngũ Bán hàng-truyền thông, tạp vụ… Đó chính là người trực tiếp phục vụ cho Hội viên (khách hàng) của phòng tập – chính nhân viên sẽ ảnh hưởng lớn nhất tới doanh thu của bạn. Yếu tố con người quyết định 80% thành bại trong kinh doanh phòng tập.
5. Coi nhẹ marketing và thiết kế
Việc quảng bá hình ảnh hay marketing phòng tập là yếu tố tối cần thiết cho việc thu hút lượng học viên. nếu các gói kinh doanh của bạn không có sức hấp dẫn cho học viên thì đó thực sự là thất bại. Điều đó sẽ dẫn tới việc biến máy tập thành đống sắt vụn dễ dàng và nhanh chóng nhất.
Đồng hành và hỗ trợ cho marketing là Thiết kế (Design). Thiết kế tốt sẽ tạo những hình ảnh mới liên tục, giúp cho học viên của bạn không bao giờ nhàm chán với các gói tập và không gian tập luyện.
6. “Tư vấn vận hành” chưa bao giờ cần thiết
Tại Việt Nam, cụm từ “tư vấn” dường như chưa bao giờ trong việc hỗ trợ kinh doanh phòng tập GYM. Trong khi đó việc tư vấn chuyên nghiệp cho toàn hệ thống kinh doanh của bạn sẽ chiếm 80% cho một mô hình thành công. Bạn đã thấy phòng tập có thể hoàn vốn sau ngày khai trương 1 tháng chưa? Bạn có muốn sở hữu một phòng tập hiệu quả như vậy? … Nhưng bạn có sẵn sàng nghiêm túc trong việc đầu tư, nhận tư vấn từ các chuyên gia đầu ngành?
7. Chậm hiện đại hoá thiết bị phòng tập
Trong sự phát triển của thị trường Fitness, hàng ngàn phòng tập mở ra mỗi năm. Điều bạn cần làm là hiện đại hoá tư tưởng, máy móc thay đổi phương pháp vận hành! Bạn sẽ thay đổi mỗi ngày để cùng hoà mình với sự phát triển của thị trường Fitness.
Việc chậm hiện đại hoá sẽ đồng nghĩa với thất bại!
8. Không có sự khác biệt
Một Phòng GYM được mở ra cần nghiên cứu trước đối thủ trong bán kính khoảng 5 Km. Nghiên cứu rõ khách hàng dựa trên nhiều hướng tiếp cận để hiểu rõ những mấu chốt cơ bản. Không những thế, phòng tập của bạn phải có những khác biệt về: thiết kế, trình độ HLV, các gói tập luyện và gây dựng văn hóa phòng tập riêng cho bạn… Làm tốt những điều nêu trên, bạn có thể tự tin về thành công của dự án bạn đang ấp ủ.
9. Không có chiến lược kinh doanh rõ ràng
Nói đến chiến lược thì có nghĩa là nói đến tầm vĩ mô, nói đến hoạch định rõ ràng của nhà đầu tư. Đề ra chiến lược rõ ràng là việc cốt lõi xuyên suốt trong quá trình phát triển phòng tập. Đề ra chiến lược là tạo nên mục đích (Target) cụ thể trong một giai đoạn nhất định. Mỗi giai đoạn sẽ khác nhau và chiến lược cũng khác nhau.
Hãy theo sát chiến lược kinh doanh!
10. Chính sách kém linh hoạt
Và sai lầm cuối cùng trong 10 sai lầm phổ biến trong kinh doanh phòng tập là chính sách kém linh hoạt. Ngoài những chính sách cứng rắn để tạo nên một bộ máy hoàn chỉnh, cần có những chính sách riêng cần phải linh hoạt và phù hợp với từng giai đoạn. Chính sách giá và chính sách kinh doanh là điều cần phải thay đổi thường xuyên. Chúng ta không thể áp đặt trong suốt một quá trình.
VỚI NHỮNG LƯU Ý TRÊN GYMICON HY VỌNG CÁC BẠN SẼ THÀNH CÔNG TRÊN CON ĐƯỜNG KINH DOANH CỦA BẠN
Pingback: Doanh thu phòng tập gym - con số đáng mơ ước - GYM ICON