Mở phòng tập GYM cần bao nhiêu tiền?

Mở phòng tập GYM cần bao nhiêu tiền? 7 loại chi phí mà bạn cần biết!

mo phong tap gym

Lên kế hoạch kinh doanh: Các loại chi phí cần tính để mở phòng tập gym

Mở phòng tập gym là một mảng cực kỳ hấp dẫn, thú vị và có nhiều sức hút với giới đầu tư ở thời điểm hiện tại. Rất nhiều bạn muốn khởi nghiệp và đầu tư vào lĩnh vực này, hay hơn hết là sở hữu một phòng Gym của riêng mình. Nhưng một phòng tập có rất nhiều trang thiết bị, máy móc, phụ kiện, dụng cụ, kèm theo đó là vô vàn những công việc bên lề mà bạn cần chuẩn bị như tìm kiếm mặt bằng, con người,…và nếu chỉ nghĩ thôi chắc hẳn rất nhiều người sẽ sớm “bỏ cuộc”. Và Gymicon sẽ giới thiệu cho các bạn về tất thảy 07 loại chi phí mà bạn cần biết khi bắt tay vào xây dựng phòng Gym.

Chi phí mặt bằng – đầu tư hạ tầng để mở phòng tập gym

Mặt bằng là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành – bại của việc kinh doanh phòng tập. Bạn phải kiểm tra, xem xét và cả nghiên cứu thật kỹ lưỡng nơi mình sẽ mở phòng tập gym. Có một thần chú mà bạn phải nhớ: “Nhất mặt đường, nhì ngõ rộng”. Chỉ cần như vậy thôi thì bạn đã có được một tỷ lệ thành công rất lớn! Nhưng chi phí cho những mặt bằng như vậy thường không hề nhỏ. Nếu bạn không đủ chi phí thì bạn nên chọn là những dân cư đông đúc và giao thông thuận lợi.
Mọi khó khăn đều có cách giải quyết. Nếu bạn phải thuê mặt bằng trong ngõ thì bạn sẽ cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ và quảng cáo để thu hút khách hàng.
Chi phí cho mặt bằng 100% phụ thuộc vào vị trí mà bạn lựa chọn. Mặt đường, ngõ lớn thì chắc chắn sẽ đắt đỏ. Ngược lại ngõ nhỏ hay “nhà bạn” mọi thứ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Với khoản thuê mặt bằng bạn cần biết đến 03 yếu tố:

03 yếu tố đó bao gồm

  • số tiền đặt cọc mặt bằng (nếu có): đây là khoản tiền “chết” của bạn, cho nên hãy nỗ lực đàm phán đến tiền không bị nằm im một chỗ nhé!
  • Thời gian thanh toán: thanh toán theo khoảng thời gian như thế nào? Hàng tháng? Hàng quý? hay nửa năm,… Điều tốt nhất bạn nên làm là đàm phán. Hãy xử lý để chỉ phải đóng tiền theo tháng hoặc quý. Điều này sẽ giúp bạn giảm được gánh nặng về tài chính cho bạn. Đây là khoản tiền đều như vắt chanh, nó sẽ tác động trực tiếp đến lợi nhuận của bạn!
  • Tiếp đến là: Chi phí sửa chữa, cải tạo. Khi bạn thuê một mặt bằng thì 100% việc đầu tiên bạn cần làm để chuẩn bị xây dựng phòng tập xem xét mặt bằng cần sửa chữa những gì?Bạn cần trang trí lại như thế nào? Đừng quên lên hết các khoản chi phí cho những hạng mục sửa chữa này luôn nhé!

03 khoản này, Gymicon sẽ gộp thành 02 loại chi phí lớn: 

  • Chi phí cố định: tiền cọc + tiền thuê mặt bằng
  • Chi phí sửa chữa: tiền thiết kế, sửa chữa, trang trí,..

Hãy xem xét và tính toán khoản chi phí cho mặt bằng vì chắc chắn rằng nó sẽ không hề nhỏ như bạn vẫn nghĩ! Có rất nhiều trường hợp khoản chi phí này sẽ ngang ngửa thậm chí còn vượt cả khoản chi phí dành cho thiết bị máy móc!

Chi phí dành cho dụng cụ, máy tập:

Đây là khoản chi phí linh động nhất mà bạn có khi mở phòng tập của riêng mình! vì có vô vàn sự lựa chọn dành cho bạn. Khoản tiền này sẽ phụ thuộc vào chủng loại, quy mô diện tích mà mục tiêu mở phòng tập của bạn! Nhưng dù thế nào bạn hãy lựa chọn thiết bị tập luyện sao cho phù hợp với mục đích và bắt buộc phải có đủ thiết bị máy móc cơ bản nhé!
Một vài con số tương đối mà Gymicon có thể chỉ ra cho bạn là:

  • Máy tập bình dân ( phòng phủi): 1-2 triệu/m2
  • Máy tập trung cấp: từ 2-3 triệu/m2
  • Máy tập cao cấp: từ 5 triệu trở lên/m2.

Nếu bạn muốn có đầy đủ máy móc: cả máy cardio (máy chạy bộ, đạp xe, máy rung…) thì con số ước tính thấp nhất là 2 triệu/m2.
Vd: bạn chọn đầu tư phòng tập bình dân, có diện tích kê máy rộng 200m2 thì chi phí cho máy móc sẽ ước tính như sau:
200m2 * 1 triệu đồng/m2 = 200 triệu đồng (chỉ có máy tập cơ, chưa có các máy cardio: máy chạy, đạp xe…)
200m2 * 2 triệu đồng/m2 = 400 triệu đồng (đã bao gồm máy tập cơ và cardio)

Các chiêu trò nhà quảng cáo

Nhiều đơn vị tư vấn bán máy luôn đưa ra những con số nghe hấp dẫn và “lọt tai” như 200 triệu, 250 hay 300 triệu cho một phòng tập full đồ. Nhưng cái ẩn chứa đằng sau họ lại chưa nói là full như thế nào. Những máy tập cần thiết và đông người dùng mà mỗi loại lèo tèo 1-2 máy thì toi. Với giá nào, mức chi phí nào bạn cũng có thể có được một dàn máy tập. Vấn đề là dàn máy đó như thế nào mà thôi.
Khi có chút kinh nghiệm, bạn sẽ rất dễ để nhận thấy rằng để thu hút khách hàng thì một phòng tập tối thiểu nên chuẩn bị kinh phí cho máy móc tầm 300 triệu trở lên.
Nếu bạn chọn giải pháp kinh tế hơn là mua hàng cũ – second-hand, đồ thanh lý thì sẽ giảm được gánh nặng đầu tư. Nhưng bạn nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn giải pháp này. Máy tập cơ còn đỡ, chứ các máy cardio (có nhiều linh kiện, mạch điện tử phức tạp) thì mua máy cũ sẽ có tính chất rủi ro cao hơn. Đặc biệt nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy nhờ người xem giúp. Nên xem tận mắt, sờ tận tay.
Cái gì cũng có giá của nó, đừng nên ham rẻ mà chuốc bực vào người. Hãy tỉnh táo và là người lựa chọn thông minh.

Chi phí nhân viên: HLV, lễ tân, tạp vụ, quản lý…

Để xác định được chi phí nhân sự, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Bạn có cần nhân viên hay không?
  • Nếu có thì cần những bộ phận nào?
  • Những công việc cho họ là gì?
  • Mức lương thế nào là hợp lý và bạn có thể thương lượng về giá cả được hay không?
  • Ngoài khoản lương cứng, bạn còn có cơ chế hoa hồng – thưởng như thế nào?

Cụ thể chi pho nhân sự sẽ là:

Các vị trí về nhân sự cần cho một phòng tập Gym gồm: Quản lý, Sale, Lễ tân, HLV, Tạp vụ…  Bạn nên có bản mô tả công việc, trong đó phân công rõ ràng nội dung công việc và trách nhiệm của từng vị trí – từng bộ phận. Có bản mô tả công việc thì công việc của phòng tập sẽ trôi chảy, thuận lợi. Chính bạn cũng dễ dàng quản lý và đánh giá năng lực nhân sự.
Chi phí này sẽ chi theo tháng và tổng chi phí có thể chỉ từ vài triệu đến cả trăm triệu mỗi tháng phụ thuộc vào quy mô phòng tập của bạn cùng số lượng nhân viên, cách sắp xếp công việc của bạn. Với phòng tập bình dân thì con số này chỉ vài triệu.
Bạn muốn tiết kiệm thì chắc chắn bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Số việc bạn phải thực hiện trực tiếp càng ít thì tất nhiên số lương bạn trả sẽ càng cao hơn. Đây cũng là khoản chi phí bạn dễ dàng ước chừng được.

Chi phí trang thiết bị: máy móc + phần mềm

Các chi phí này cũng là dạng chi phí hạ tầng, đầu tư ban đầu. Tùy mức độ đầu tư mà bạn chọn lựa trang thiết bị cho phù hợp với mục đích, nhu cầu của mình. Những hệ thống trang thiết bị cho phòng gym như:

  • Đồ nội thất: Bàn quầy lễ tân, bàn ghế, tủ locker để đồ…
  • Vật dụng trang trí: gương, pano hình ảnh – poster dán kính, treo tường
  • Hệ thống âm thanh, hình ảnh: loa đài, amply, TV…
  • Hệ thống đèn điện: quạt, đèn, bảng điện…
  • Dịch vụ, tiện ích: máy điều hòa, xông hơi, tắm nóng lạnh…
  • Hệ thống camera an ninh, giám sát
  • Phụ kiện tập luyện: bao boxing, các món crossfit, gạch cao su giảm chấn, thảm phòng tập…
  • Phần mềm quản lý phòng tập chuyên dụng

Chi phí đầu tư cho quảng cáo

Chi phí quảng cáo là một chi phí cần thiết. Bạn muốn có khách hàng thì ít nhất người ta cũng phải biết đến bạn. Càng được nhiều người biết tới thì cơ hội thành công của bạn càng lớn hơn. Để phòng gym đông khách bạn nhớ đẩy mạnh công tác quảng cáo nhé. Trong thời gian đầu, phòng tập chưa có lượng khách quen thì việc quảng cáo truyền thông lại càng quan trọng. Đây là khoản đầu tư cần thiết và hoàn toàn xứng đáng để bạn chi trả. Mặc dù phòng tập của bạn có quy mô lớn nhỏ như thế nào.

  • Ngân sách quảng cáo có thể điều chỉnh theo từng giai đoạn. Những phòng tập thành công nhất thường là những phòng tập có khâu truyền thông, quảng cáo tốt nhất.
  • Bạn có thể chọn nhiều kênh quảng cáo: phát tờ rơi, treo băng rôn, biển bảng.. hoặc quảng cáo trên các kênh online như facebook, zalo, google ads…
  • Nếu có thể, bạn hãy tạo một website cho phòng tập của mình, hoặc ít nhất là một trang fanpage để duy trì kết nối với các hội viên, tăng hiệu quả hiện diện. Trong thời đại Internet này, không kinh doanh trên kênh online thì quả là một sai lầm đáng tiếc
Một số hính thức điển hình như:

Với các loại phòng Gym bình dân thì bạn có thể dùng hình thức phát tờ rơi, dùng banner quảng cáo mạng xã hội để tiết kiệm chi phí. Nếu như bạn muốn thu hút khách hàng hơn thì có thể sử dụng rất nhiều cách quảng cáo. Có thể là trên báo chí, TV, các phương tiện truyền thông lớn,…. Và đặc biệt cần đẩy mạnh quảng cáo có phí trên các trang mạng xã hội. Ở quy mô lớn, đây chi phí cho marketing là một món tiền ra trò. Kèm theo đó là vô vàn những chiêu trò quảng cáo khác nhau.
Hãy lựa chọn hình thức cũng như ngân sách quảng cáo phù hợp với phòng tập của mình. Tùy theo các phương thức quảng cáo bạn chọn mà mức chi phí có thể cao hay thấp. Bạn hãy dành thời gian, công sức để xem xét việc này một cách nghiêm túc.

Chi phí bảo dưỡng, bảo trì

Nếu muốn khách hàng gắn bó với phòng tập bạn nên chú ý tới công tác bảo dưỡng phòng tập. Việc vệ sinh máy móc thì nên làm liên tục, hàng ngày nếu có thể hoặc ít nhất là hàng tuần. Máy móc sạch sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng.

  • Bạn nên trang bị bộ dụng cụ cần thiết để chăm sóc cho máy tập của mình. Đây chính là “những nhân viên cần mẫn” nhất mà bạn có được, hãy chăm sóc “họ” thật tốt
  • Bạn nên nhờ nhà phân phối máy tập tư vấn hướng dẫn về cách bảo trì, bảo dưỡng máy đúng cách. Hãy chú ý thời gian bao lâu nên bảo dưỡng một lần. Quan tâm những vị trí – bộ phận nào nên lưu ý, trình tự thao tác như thế nào…
  • Máy tập cơ đơn thuần thì công tác bảo dưỡng khá đơn giản, các máy có mạch điện tử thì việc bảo trì có thể sẽ phức tạp hơn. Bạn không nên tự “táy máy” nếu không rõ mình đang làm gì.

Chi phí hàng tháng khi mở phòng tập Gym: điện; nước

Cuối cùng là khoản chi phí điện, nước. Dù phòng tập của bạn quy mô lớn nhỏ như thế nào thì cũng cần có những thiết bị điện tất yếu như đèn, quạt, hay cả tủ lạnh, điều hòa… Cộng thêm phần chi phí cho khu phụ như bình nóng lạnh, máy xông hơi, nước sinh hoạt… Những thứ này cũng ngốn một khoản kha khá trong hóa đơn của bạn mỗi tháng. Tuy lặt vặt từng hạng mục thì có vẻ chúng khá nhỏ nhưng không thể bỏ qua nó. Nếu bỏ qua bạn có thể sẽ phải giật mình vì mức độ phình to khủng khiếp của nó.
Lời khuyên của tôi đơn giản chỉ là hãy lưu ý và sử dụng điện nước một cách tiết kiệm. Hãy nhắc nhở nhân viên và đặt biển chỉ dẫn khách hàng sử dụng điện nước có ý thức. Tránh lãng phí cũng là một cách tốt để bạn gia tăng lợi nhuận khi mở phòng tập gym.

Lời kết

Công việc kinh doanh bao giờ cũng đòi hỏi sự kỹ lưỡng. Sự chuẩn bị cẩn thận sẽ giúp giảm thiểu đến mức tối đa những rủi ro trong chi phí. Trong quá trình mở phòng tập, bạn sẽ gặp khá nhiều loại chi phí phát sinh khác nữa. Để trả lời cho câu hỏi mở phòng tập Gym cần bao nhiêu tiền bạn cần lên một list các khoản chi phí cụ thể, chi tiết theo từng đầu mục để có sự điều chỉnh cho hợp lý và tiết kiệm. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hoạch định được bản danh sách các chi phí mở phòng một cách rõ ràng và hoàn thiện.
Tham khảo Fanpage GYM ICON
 
 
 
 
 

Leave a Reply